Phân loại các loại máy in mã vạch phổ biến hiện nay

Phân loại các loại máy in mã vạch phổ biến hiện nay

Công Ty TNHH SX TM Unity Việt Nam

Công Ty TNHH SX TM Unity Việt Nam

Công Ty TNHH SX TM Unity Việt Nam
Công Ty TNHH SX TM Unity Việt Nam

Công Ty TNHH SX TM Unity Việt Nam

sales@unitylabel.com    | Số 33 đường TX13, P.Thạnh Xuân, Q.12
Hotline: 0902.658.677 - 0909.488.068

028.371.66969 - 028 .35 35 9230

Phân loại các loại máy in mã vạch phổ biến hiện nay

 

Hiện nay có rất nhiều loại máy in mã vạch trên thị trường. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu mà mỗi loại sẽ có công dụng và chức năng khác nhau. Dẫu vậy, sẽ rất khó phân loại nếu bạn không có kiến thức rõ ràng về chúng. Vậy nên qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn phân loại chúng một cách dễ dàng hơn.
 

Gồm có 3 loại máy in mã vạch:
1. Máy in vạch để bàn ( Destop Printer)
Đặc điểm phân biệt:
- Là loại máy in mã vạch nhỏ gọn, giá thành thấp.
- Độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất trong các loại máy in mã vạch.
- Chiều dài cuộn giấy thông thường là 50m.
- Thường được sử dụng ở môi trường văn phòng, cửa hàng thời trang, quán cà phê, siêu thị mini,...

 

Máy in mã vạch để bàn có kích thước nhỏ gọn.

 

2. Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer)
Đặc điểm phân biệt:
- Máy in mã vạch khá to.
- Nắp phủ làm bằng chất lượng plastic nên khối lượng của máy in mã vạch ở mức trung bình không quá nặng.
- Tốc độ in vừa phải.
- Chiều dài giấy lên đến 150m.
- Thường được sử dụng ở môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc văn phòng chính phủ.

Máy in công nghiệp nhẹ có kích thước và hiệu năng vừa phải.


3. Máy in mã vạch công nghiệp nặng ( Heavy Industrial Printer)
Đặc điểm phân biệt:
- Máy in mã vạch to hơn
- Khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips.
- Thường được dùng trong môi trường dây chuyền sản xuất với số lượng in tem cực lớn.

 

Máy in mã vạch công nghiệp lớn dùng trong sản xuất hàng loạt.


CÔNG DỤNG CỦA MÁY IN MÃ VẠCH:
- In thông tin trên bề mặt nhãn.
- Cắt nhãn tự động: là chức năng tùy chọn thêm của việc in tem, máy in có bộ dao sắc bén gắn phía đầu ra và đếm số lượng tem in ra để cắt theo yêu cầu người dùng. Dùng để cắt rời tem liên tục, chủ yếu dùng trong các ngành may mặc, kho xưởng,... Chức năng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công cắt nhãn tem.
- Xé nhãn tự động: đối với chức năng này, khi được chọn một con tem thì máy in sẽ ở chế độ chờ người dùng xé tem thì mới thực hiện tiếp. Ưu điểm là hạn chế sai sót hoặc nhầm lẫn. Nhược điểm là cần một người giám sát và xé nhãn thủ công.
- Bóc nhãn tự động: chức năng này sẽ bóc tem và dán trực tiếp vào sản phẩm. Ưu điểm: thuận tiện cho công việc in hàng loạt và ứng dụng trên băng chuyền. Năng suất được đẩy lên tối đa và không cần giám sát. Nhược điểm: nếu có sai sót xảy ra thì dẫn đến rất khó kiểm soát do dẫn đến sai sót hàng loạt.

 

Thông số kỹ thuật cần biết khi mua máy in mã vạch:
1. Độ phân giải: là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng trên một đơn vị độ dài. Đơn vị tính là dpi ( dot per inch) nghĩa là số điểm đốt nóng trên 1 inch. Chỉ số càng cao, mật độ càng dày thì tem in ra càng nét.
2. Công nghệ in: có 2 loại in là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
- In nhiệt trực tiếp: dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem tản nhiệt. Ưu điểm: tiết kiệm mực in. Nhược điểm: giảm tuổi thọ đầu in vì dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp lên con tem. Không chỉ vậy, giấy cảm nhiệt sẽ dễ bị trầy xước khi bị va chạm.
- In truyền nhiệt gián tiếp: bằng cách dùng dầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (WAX), sáp và nhựa (WAX/RESIN) hoặc nhựa (RESIN) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Ưu điểm: điều hòa được nhiệt độ đầu in, tránh ma sát trực tiếp giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, chất lượng tem in ra được nâng cao, ít bị hư hỏng hơn giấy cảm nhiệt.

 

Các loại máy in mã vạch tại Unitylabel.com


3. Tốc độ in: có đơn vị tính là ips ( inch per second) là thông số chiều dài được in ra trong mỗi giây. Máy in mã vạch được thiết kế cho ngành dịch vụ và công nghiệp nên có nhiều loại tốc độ in khác nhau để sự lựa chọn thêm đa dạng. Chủ yếu từ 2-16ips.
4. Bộ nhớ: bộ nhớ của máy in mã vạch gồm 2 phần là RAM và FLASH. RAM có chức năng nhận lệnh in từ máy tính còn FLASH thì có chức năng lưu thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình dạng số( bitmap).
5. Cổng kết nối: Để ứng dụng trong môi trường công nghiệp nên máy in mã vạch cũng hỗ trợ nhiều loại kết nối như có dây Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN cho đến các kết nối không dây như WAN ( IEEE801.01). Do đó, máy in mã vạch có thể hoạt động dưới mọi loại kết nối để đảm bảo hiệu suất làm việc.

Trên đây là các kiến thức cơ bản tổng hợp về phân loại các loại máy in mã vạch. Mong rằng những thông tin dưới đây sẽ hữu ích với bạn.

 

Công Ty TNHH SX TM Unity Việt Nam


Địa chỉ: 33 đường TX13, phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM.
Điện thoại: 0902.467.047 - 028 371 66969
Email: vy.gm@unitylabel.comsales@unitylabel.com

Website: www.unitylabel.com

 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến
1
Gọi điện Nhắn tin Chỉ đường